Sử dụng bếp điện từ tiết kiệm điện đơn giản tại Nhà
12/05/2020 14:44
Không ngoa khi nói rằng bếp điện từ đang dần khẳng định vị thế trong các gian bếp hiện nay nhờ vào các tính năng vượt trội như: hiệu suất cao, nấu nướng nhanh chóng, không khói, dễ lau chùi sạch sẽ, tiết kiệm thời gian và điện năng.
Thay vì sử dụng bếp ga tiêu tốn nhiều năng lượng thì lựa chọn bếp từ sẽ là phương án tối ưu hơn cả. Vậy nên sử dụng bếp từ tiết kiệm điện như thế nào là hợp lý, đạt hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của bếp? Câu trả lời sẽ được Tân Kỷ Nguyên giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
1. Vị trí đặt bếp điện từ
Vị trí đặt bếp điện từ giúp tiết kiệm điện hiệu quả đó là những nơi bằng phẳng, không gồ ghề. Điều này đảm bảo cho bếp không bị rung hoặc bấp bênh khi nấu nướng hàng ngày. Ngoài ra, bề mặt đặt bếp nên vuông góc với mặt đất, không đặt nghiêng hay về phía nào để tránh hiện tượng nhiệt tỏa ra không được đều, gây mất cân đối trên bề mặt bếp.
Vì bếp điện từ sử dụng nguồn điện công suất cao nên bạn cần đặt bếp tại những nơi có nguồn điện hợp lý, vừa đủ độ dài của dây nối để các đường dây dẫn điện đảm bảo tải trọng, tránh tình trạng đường tải kém dẫn đến nguồn điện chập chờn, dễ cháy nổ làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong bếp, phải đi sửa chữa.
Một điều cần lưu ý là tránh bố trí bếp điện từ tại những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc khu vực có lửa. Đây là những khu vực gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng và độ bền của bếp, khiến bếp nhanh bị hỏng thậm chí là dẫn tới cháy nổ.
2. Sử dụng nồi nấu thích hợp cho bếp từ
Để không lãng phí điện năng khi sử dụng bếp điện từ, bạn nên lựa chọn dụng cụ xoong, nồi, chảo phù hợp bởi không phải loại nào cũng thích hợp sử dụng cho loại bếp này. Những loại nồi có từ tính cao như nồi inox, nồi gang,... rất phù hợp sử dụng cho bếp từ, góp phần hạn chế tình trạng hao phí điện năng khi đun nấu hàng ngày.
Đặc điểm của các loại nồi dùng cho bếp từ phải có đáy phẳng, không cong vênh để diện tích tiếp xúc với bề mặt bếp mới đạt được hiệu quả tối đa: đun nấu nhanh, tản nhiệt đều khi nấu, tiết kiệm thời gian nấu nướng cũng như điện năng tiêu thụ mỗi khi nấu nướng.
3. Dùng đúng chức năng khi nấu
Nhiều người thường có thói quen chỉ dùng một chức năng khi nấu. Cách làm này không chỉ gây hại cho bếp mà còn tốn nhiều điện năng hơn. Chính vì vậy, các bà nội trợ nên sử dụng đúng các chức năng của bếp khi nấu. Vì các chế độ nấu đã được lập trình sẵn để tối ưu hóa điện năng và tăng hiệu quả cho quá trình nấu nướng riêng biệt cho người dùng. Khi các món ăn được sử dụng với đúng chế độ nấu sẽ giúp tiết kiệm được nhiều điện năng hơn, tăng hiệu quả cho các món ăn hơn.
4. Chọn dụng cụ nấu nướng phù hợp
Đặc tính hoạt động của bếp điện từ là nóng nhanh nên người nội trợ cần sử dụng các dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao. Ví dụ như các loại muỗng gỗ, muôi xào chịu nhiệt,... rất thích hợp với nhiệt độ của bếp điện từ. Ngược lại, với những loại muỗng làm từ kim loại sẽ dẫn nhiệt rất nhanh. Hoặc dụng cụ bằng nhựa khả năng chịu nhiệt kém, dễ tan chảy khi gặp nhiệt độ cao,...
Ngoài ra, bạn không nên để các dụng cụ khác ở trong nồi, xoong, chảo khi đang đun nấu thực phẩm vì phần tay cầm của chúng có thể bị chảy nhựa hoặc cháy, gây nguy hiểm trong quá trình nấu nướng, làm ảnh hưởng tới sự an toàn của người dùng.
5. Tắt bếp sớm hơn vài phút
Trong quá trình đun nấu, khi đã gần nấu xong bạn có thể tắt bếp sớm trước vài phút rồi tiếp tục nấu trên bếp cho đến khi hoàn thành món ăn. Bởi lượng nhiệt, hơi nóng còn lại trên bề mặt bếp cũng đủ để khiến thức ăn chín hoàn toàn. Với những món ăn xào và hầm thì nên sử dụng cách này là hợp lý nhất để tiết kiệm điện hiệu quả. Tránh áp dụng cho các món chiên, nướng có nhiều dầu.
6. Hạn chế để thức ăn và nước trào ra mặt bếp
Mặt bếp có cấu tạo từ chất liệu kính hoặc đá nên trong quá trình đun nấu, khi thức ăn và nước trào ra mặt bếp sẽ khiến cho bếp bị sốc nhiệt đột ngột. Gây nên các hiện tượng rạn nứt mặt bếp, các vết bẩn bám sâu vào bề mặt làm giảm tuổi thọ sử dụng và để lâu ngày sẽ rất khó vệ sinh.
Chính vì vậy, khi đun nấu thức ăn cần hạn chế tối đa để thức ăn và nước trào ra ngoài. Sau khi nấu nướng xong nên để mặt bếp nguội hẳn rồi mới vệ sinh bằng khăn mềm ẩm. Bạn có thể nhỏ một vài giọt nước rửa chén hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau chùi mặt bếp sạch hơn.
7. Không nên tăng giảm nhiệt độ đột ngột
Sử dụng bếp điện từ tiết kiệm điện không nên tăng giảm đột ngột lượng nhiệt quá lớn trong quá trình sử dụng. Khi tăng nhiệt độ nên thực hiện theo mức tăng dần theo từng nấc để đảm bảo được độ bền cho bếp, tránh điện năng bị tiêu hao lớn.
8. Sử dụng số lượng mặt bếp phù hợp
Số lượng mặt bếp cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ. Bạn nên chọn số lượng mặt bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Các mẫu bếp điện từ hiện nay có rất nhiều loại với sự đa dạng của số lượng mặt bếp: Bếp từ đôi thích hợp sử dụng cho những gia đình từ 3 - 4 thành viên. Bếp điện từ 3 bếp thích hợp với 4 - 8 người sử dụng,...
Sử dụng bếp điện từ tiết kiệm điện sẽ không khó nếu bạn biết cách áp dụng những cách mà Tân Kỷ Nguyên đã gợi ý trên đây. Hiện tại các hệ thống Showroom Tân Kỷ Nguyên vẫn luôn có sẵn các mẫu bếp điện từ cao cấp nhập khẩu châu Âu với khả năng tiết kiệm điện vượt trội. Để được mua hàng chất lượng và chế độ bảo hành tốt nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ hợp lý.